Gắn kết nhân viên là gì và tại sao nó lại giúp doanh nghiệp cải thiện lợi nhuận?

Môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt và biến chuyển nhanh chóng. Để chiếm lĩnh thị trường và giữ chân khách hàng ngày càng nhiều các yếu tố cần được quan tâm, không chỉ từ sản phẩm, bao bì, phân phối mà còn đến trải nghiệm người dùng và phản hồi sao khi sử dụng. Thời kỳ lên ngôi của marketing 4Ps (Product-Price-Promotion-Placement) cũng đã được thay thế bằng 5A (Awareness-Appeal-Ask-Act-Advocate) có thể thấy được con người trở thành yếu tố trọng tâm để chiếm thế thượng phong trong môi trường kinh doanh ngày nay. Khi đó, gắn kết nhân viên là chìa khóa để tối đa hóa chuỗi giá trị khách hàng. Vậy gắn kết nhân viên là gì và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp?

 

Gắn kết nhân viên là gì?

Khi tìm kiếm cụm từ gắn kết nhân viên (employees engagement) trên Google bạn có thể thấy đây là bí quyết thành công của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới với sản phẩm và dịch vụ tuyệt vời như Walt Disney, Audi, GE và thậm chí cả Google.

Các thương hiệu hàng đầu này đều tin rằng khi nhân viên cảm thấy hạnh phúc và gắn kết, họ sẽ dồn hết đam mê vào trong công việc của mình và điều đó khiến khách hàng cũng hạnh phúc.

Khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác cho việc gắn kết nhân viên vì bài toán khi làm việc và quản lý con người không bao giờ có lời giải chắc chắn. Tuy nhiên, nhìn chung gắn kết nhân viên nghĩa là bạn khiến nhân viên đạt được ba yếu tố sau:

Sự tận hưởng – con người có xu hướng cảm thấy thỏa mãn và hài lòng khi họ được làm công việc phù hợp với sở thích và kỹ năng của họ. Ví dụ như, không ít các nhân viên bán hàng xuất sắc lại gặp thất bại khi trở thành nhà quản lý. Một vài người thất bại bởi vì họ không có khả năng quản lý tuy nhiên phần lớn gặp thất bại vì họ cảm thấy thỏa mãn với việc trực tiếp bán hàng và làm việc với khách hàng hơn là đào tạo cho người khác làm điều đó. Và vai trò quản lý trở thành gánh nặng cho họ.

Có người thích làm việc và hợp tác trong một nhóm tuy nhiên cũng có người thích được làm việc độc lập hơn. Một vài người thích công việc được di chuyển hay đi công tác nhưng người khác lại muốn công việc văn phòng không di chuyển. Có người thích những công việc rủi ro cao gắn liền với phần thưởng lớn, trong khi một vài người khác lại thích công việc ổn định với mức thu nhập cố định hơn.

Nhiều nhà quản lý cho rằng việc gắn kết nhân viên là chiến lược dành cho các nhân viên hiện tại trong công ty. Thực tế, để gắn kết nhân viên cần bắt đầu từ giai đoạn tuyển dụng và tìm được người có định hướng cá nhân phù hợp với công ty.

 

Niềm tin – Nếu mọi người cảm thấy rằng khi làm việc nghĩa là họ đang tạo ra các đóng góp cực kỳ giá trị cho tổ chức và cả cộng đồng, họ sẽ có xu hướng gắn kết hơn. Nhân viên cần thấy được sự liên hệ giữa công việc hàng ngày của mình với mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức cực kỳ quan trọng để tạo gắn kết. Giống như các trainer giỏi, họ đều rất tin tưởng vào những gì mình làm và luôn yêu thích các cơ hội giúp người khác phát triển và trưởng thành. A CFO might derive satisfaction from safeguarding the organization’s financial integrity or from helping the organization grow by maximizing its investments.

Giá trị – mọi người đều muốn được ghi nhận và tưởng thưởng cho những đóng góp của mình. Có nhiều hình thức ghi nhận và tưởng thưởng như gói phúc lợi cạnh tranh, tạo cơ hội để nhân viên đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, du lịch hàng năm.  Nhưng quan trọng hơn hết là cảm giác được tin tưởng và có giá trị khi được quản lý của mình dành ra dù chỉ vài phút để nói lời khen ngợi về kết quả công việc và sự đóng góp của họ có giá trị và được coi trọng như thế nào.

Nhiều công ty cho rằng chỉ cần tăng lương, thưởng hay phúc lợi có nghĩa là đang khiến nhân viên gắn kết và cảm thấy thất vọng khi tỷ lệ gắn kết nhân viên vẫn không được cải thiện.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lương không phải là yếu tố duy nhất khiến nhân viên gắn kết, hơn thế là cơ hội được phát triển bản thân và sự nghiệp, một nhóm làm việc mạnh và công việc ý nghĩa.

Theo thống kê từ VietnamWorks, 74% nhà tuyển dụng cho rằng nhu cầu tuyển dụng của họ sẽ gia tăng trong năm 2019. Và 3 nguyên nhân hàng đầu khiến nhân viên nghỉ việc là:  Không có cơ hội thăng tiến; Không hài lòng với mức lương; Đào tạo và phát triển không đúng cách.

Với sự tăng trưởng đến 56 triệu việc làm trong năm 2019, người lao động biết rằng họ luôn có cơ hội tìm công việc khác bên ngoài và họ tin rằng họ sẽ tìm được công việc mới tốt hơn tại công ty cũ.

Khi đó gắn kết nhân viên là chìa khóa để bạn giữ lại các nhân tài hàng đầu cho doanh nghiệp.

 

Tại sao gắn kết nhân viên lại giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận?

Các lợi thế về công nghệ, mẫu mã, giá cả… sẽ không vĩnh viễn là lợi thế cạnh tranh của riêng doanh nghiệp bạn. Một doanh nghiệp không thể tự vận hành nếu thiếu nhân viên, chính nhân viên là nguồn lực tạo ra thương hiệu mạnh, công nghệ mới, sản phẩm vượt trội hay các chiến dịch quảng cáo sáng tạo…  Để duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thì thu hút và giữ chân nhân viên có kỹ năng cực kỳ quan trọng.

Theo nghiên cứu của Galup các doanh nghiệp có 60 đến 70 phần trăm nhân viên gắn kết, tổng lợi nhuận trung bình của cổ đông đạt 24,2%, đối với các doanh nghiệp chỉ có 49 đến 60 phần trăm nhân viên gắn kết, chỉ số này giảm xuống 9,1% và các doanh nghiệp với nhân viên gắn kết thấp hơn 25% có tổng lợi nhuận trung bình của cổ đông.

Các doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên gắn kết cao cũng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn trung bình ngành 1%. Trong khi đó các doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên gắn kết thấp lại có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn trung bình ngành 2%.

Tại sao việc gia tăng tỷ lệ gắn kết nhân viên lại giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận?

Cùng xem xét đến các lợi ích dưới đây khi nhân viên gắn kết với doanh nghiệp.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn

Bất chấp việc phát triển nhanh chóng của mua hàng online, vai trò của chăm sóc khách hàng trở nên ngày càng quan trọng. Khi nhân viên của bạn gắn kết và dốc hết tâm huyết vào công việc của mình, khách hàng sẽ được phục vụ tốt nhất. Nhân viên gắn kết cực kỳ quan tâm đến công việc của mình, đồng nghĩa với quan tâm khách hàng và 7 trên 10 khách hàng sẵn sàng chi thêm 13% tiền khi nhận được sự chăm sóc tốt.

Chất lượng sản phẩm cao hơn

Công nghệ không tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, con người mới tạo ra được điều đó.  Nhân viên gắn kết sẽ chú trọng vào từng chi tiết khi làm việc, điều này đồng nghĩa với việc họ ít phạm lỗi và thường đạt được kết quả công việc tốt hơn. Trong nghiên cứu gần đây, các tổ chức có tỷ lệ nhân viên gắn kết cao gặp lỗi chất lượng thấp hơn đến 40%.

Năng suất cao hơn

Các nhà lãnh đạo luôn cố gắng tìm mọi cách để tăng năng suất làm việc của nhân viên từ tổ chức chạy marathon, team building, trồng cây đến cho phép mang thú cưng đến nơi làm việc. Các hoạt động này đều hướng đến một mục đích cuối cùng mà họ không hay biết: gắn kết nhân viên. Nhân viên gắn kết thường làm việc chăm chỉ hơn và dành nhiều nỗ lực hơn để hoàn thành công việc và đạt được năng suất cực kỳ cao. Các nghiên cứu cho thấy nhân viên gắn kết có năng suất cao hơn 17%.

Doanh thu cao hơn

Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt + sản phẩm tốt hơn + năng suất cao hơn = doanh thu cao hơn. Các tổ chức có tỷ lệ gắn kết nhân viên cao nhận thấy doanh thu cao hơn 20% so với các tổ chức không gắn kết.  

 

Để nâng cao tỷ lệ gắn kết nhân viên bạn cần xây dựng một chiến lược dài hơi chứ không chỉ đơn giản là tăng lương thưởng hay tổ chức du lịch cho nhân viên mà khiến nhân viên cảm thấy thỏa mãn, có giá trị và niềm tin đối với công việc của mình.

 

Tham khảo BravoHR giải pháp gắn kết nhân viên cho doanh nghiệp thông qua ứng dụng di động.

CÔNG TY CỔ PHẦN BRAVOHR

BravoHR là ứng dụng di động đầu tiên về quản lý thông tin nhân sự và phúc lợi cho nhân viên. 

Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm những giá trị mà chúng tôi sẽ mang đến cho bạn tại BravoHR.

 

Địa chỉ

Tầng 9, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Điện thoại

028 6650 0602

028 6650 0612

Công ty Cổ phần BravoHR

Giấy CNĐKDN : 0315933842
Đăng ký lần đầu: 01/10/2019. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: 20/01/2020
Nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh