Nhân viên không gắn kết khiến bạn lãng phí bao nhiêu tiền?

Các nhà tuyển dụng đang gặp khó khăn trong việc duy trì tỷ lệ nhân viên tái ký hợp đồng với công ty trong các năm gần đây có thể nhận thấy tỷ lệ này có dấu hiệu hồi phục. Theo số liệu từ Achievers, chỉ 35% nhân viên có dự định tìm kiếm công việc mới, giảm đáng kể so với 74% khẳng định sẽ nhảy việc khi được hỏi cùng câu hỏi vào năm ngoái.

Nhưng chớ vội mừng, đừng nhầm lẫn thực tế rằng nhân viên của bạn có thể chưa có kế hoạch nghỉ việc ngay lập tức là dấu hiệu của tỷ lệ gắn kết nhân viên cao. Ngược lại, cùng nghiên cứu đó chỉ ra rằng chỉ 21% nhân viên cho biết họ cảm thấy gắn kết cao với công việc hiện tại. Đa số nhân viên chỉ chưa nghỉ việc vì mức lương mà thôi, điều này đồng nghĩa với việc, họ đang làm đủ để không bị sa thải nhưng sẽ không cống hiến nhiều hơn trách nhiệm vốn có của mình.

Sự thỏa mãn cá nhân này sẽ khiến bạn tốn bao nhiều chi phí? Theo Gallup, nhân viên không gắn kết có tỷ lệ vắng mặt cao hơn 37%, sức sáng tạo thấp hơn 18% và khả năng tạp lợi nhuận thấp hơn 15%. Khi được chuyển đổi thành tiền, điều này tương đương với bạn mất 34% lương mỗi năm cho nhân viên không gắn kết hay cứ với 100 đồng họ được trả bạn đang lãng phí 34 đồng.

Hãy làm một phép toán đơn giản như sau.

Mức lương trung bình của Mỹ là khoảng 47,000$.

34% của 47,000$ là 15,980$.

Cứ mỗi một nhân viên thiếu gắn kết tại mức lương trung bình sẽ khiến bạn lãng phí gần 16,000$ mỗi năm. Tăng mức lương của họ lên 60,000$ họ sẽ khiến bạn lãng phí 20,400$ mỗi năm. Cứ như vậy, mức lương càng cao, số tiền bạn bị mất đi càng nhiều.

 Và giờ là phần đáng sợ nhất: Hãy nhân số tiền lãng phí cho 1 nhân viên thiếu gắn kết cho cả tổ chức.

Giả sử doanh nghiệp của bạn có khoảng 250 nhân viên.

Theo số liệu từ nghiên cứu của Achievers chỉ 21% nhân viên gắn kết nghĩa là khoảng 198 trên 250 nhân viên đang thiếu gắn kết và chỉ làm ở năng suất tối thiểu trong công việc.

Nếu mức lương trung bình của các nhân viên này là 47,000$ mỗi năm thì bạn đang mất 3,164,040$ vì nhân viên thiếu gắn kết.

Thật kinh ngạc đúng không? Cứ với mỗi 11,750,000 chi phí được dành để chi trả lương bạn lãng phí đến hơn 3 triệu đô mỗi năm. Thử làm phép toán đơn giản này với doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ thấy shock khi có kết quả.

 Doanh nghiệp lãng phí đến 34% chi phí trả lương mỗi năm cho nhân viên thiếu gắn kết

 Vậy, làm thế nào để cải thiện tỷ lệ gắn kết nhân viên?

Bước đầu tiên để cải thiện tỷ lệ gắn kết nhân viên là nhận thức được vấn đề tồn tại trong doanh nghiệp của bạn và cam kết trong việc cải thiện nó. Bạn có thể gặp phải trở ngại lớn khi quyết định cải thiện vấn đề này. Theo nghiên cứu của Achievers, chỉ 9% nhân viên cho rằng các lãnh đạo trong tổ chức cam kết với các sáng kiến cải thiện văn hóa và có đến 58% cho rằng lãnh đạo của họ không có bất cứ hành động nào để xây dựng văn hóa hoặc chỉ bị động phản ứng khi có vấn đề chứ không chủ động thay đổi.

Khi đã nhận thức được vấn đề, bước tiếp theo là khiến tất cả nhân viên tham gia và trở thành một phần của tiến trình thay đổi. Một phần của vấn đề là có nhiều quản lý và lãnh đạo lại khá tệ trong việc khuyến khích, lắng nghe và phản hồi ý kiến của nhân viên. Quản lý cấp cao lực lượng lao động của Achievers – Nhà khoa học Tiến sĩ Natalie Baumgartner giải thích rằng việc tương tác với góp ý từ nhân viên không phải lúc nào cũng lãng phí thời gian: “Nhân viên muốn được lắng nghe và thấu hiểu, cho dù hành động của nhà quản lý chỉ cần đơn giản là nói rằng Tôi đã nghe và hiểu bạn.”

Dĩ nhiên, việc giải quyết vấn đề sau khi ghi nhận ý kiến cũng quan trọng như việc lắng nghe nó. Chẳng hạn như bạn vừa thực hiện một cuộc khảo sát về gắn kết nhân viên và các nhân viên của bạn đã bỏ thời gian để đưa ra những ý kiến cực kỳ tâm huyết về chuyện gì đang tốt và những mặt cần cải thiện. Điều tệ nhất là bạn giữ kín kết quả sau đó và chỉ chia sẻ với một vài thành phần trong tổ chức, bạn đang tạo dấu hiệu khiến mọi người nghĩ rằng cuộc khảo sát đó chỉ cho có và sẽ không có sự cải thiện nào sau đó.

Thay vào đó, hãy cho nhân viên của bạn thấy rõ bạn thực sự muốn giải quyết vấn đề bằng cách biến họ trở thành một phần của quá trình thông qua:

1. Minh bạch: Sau khi thu thập dữ liệu, có thể thông qua một cuộc khảo sát chính thức cho tất cả mọi người hay các cuộc trò chuyện không chính thức với họ, phân tích kết quả và công khai quyền truy cập cho mọi người sớm nhất có thể. Vượt qua cám dỗ chỉ công bố các tin tốt và giữ lại các tin xấu – nhân viên của bạn sẽ nhận thấy được sự bất thường ngay lập tức.

2. Để nhân viên tham gia: Một khi bạn được mọi người dành thời gian để suy nghĩ về kết quả (thường là một tuần hoặc hơn), hãy tổ chức một buổi thảo luận tập thể. Mục tiêu của bạn là giúp nhân viên quyết định ít nhất 1/3 các hành động cần thực hiện để cải thiện các vấn đề. Điều này khiến mọi người đều vào tiến trình thay đổi.  Cách này sẽ hiệu quả nhất khi được sử dụng trong các nhóm làm việc với nhau, trong từng bộ phận phòng ban thay vì trong một buổi họp toàn công ty.

3. Gia tăng trách nhiệm: Thường xuyên tham gia với nhóm để chia sẻ bạn đang làm gì và giữ cho họ tiếp tục đón góp cũng như chịu trách nhiệm về những gì họ nói rằng họ sẽ thực hiện. Bạn cũng có thể thực hiện các cuộc khảo sát nhanh để xem thử tình hình hiện tại của nhân viên như thế nào bằng một vài câu hỏi trọng tâm về lĩnh vực bạn quan tâm.

4. Đo lường sự thay đổi liên tục:  Thường xuyên đánh giá lại trên diện rộng về tiến trình đang thực hiện trong 4-6 tháng để xem liệu nỗ lực của bạn có đạt được hiệu quả hay không. Chẳng có lí do gì để chỉ kiểm tra nhân viên của bạn một lần mỗi năm. Nếu nhân viên của bạn biết họ đang làm gì và điều gì cần cải thiện, họ sẽ luôn luôn sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của họ.

 Đầu tư thời gian và nguồn lực để cải thiện tỷ lệ gắn kết nhân viên đem lại ROI ấn tượng

Gắn kết nhân viên là một khái niệm linh hoạt bị tác động bởi nhiều yếu tố trải dài từ phúc lợi, trợ cấp đến cơ hội được làm công việc thú vị hay cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đó là lý do tại sao cần thiết kế một tiến trình cụ thể để cải thiện liên tục mà theo đó bạn sẽ chủ động và thống nhất trong việc cải thiện vấn đề hơn là bị động phản ứng khi vấn đề phát sinh.

Liệu có cần đầu tư thời gian và nguồn lực để thực hiện không? Có. Nhưng theo bạn chi phí để đầu tư cải thiện gắn kết nhân viên có cao hơn so với 34% lương hằng năm của nhân viên thiếu gắn kết bị lãng phí? Chi phí đầu tư này thật không đáng kể. Giá trị của gắn kết nhân viên là không thể nghi ngờ, với chỉ một sự gia tăng nhỏ trong tỷ lệ gắn kết nhân viên sẽ đem lại kết quả ROI ấn tượng so với chi phí bỏ ra. Những số liệu chắn chắn này là cơ sở cho nhiều nhà lãnh đạo không ngại ngần đầu tư vào việc cải thiện tỷ lệ gắn kết nhân viên để tối đa hóa kết quả kinh doanh.

Nguồn: Forbes

CÔNG TY CỔ PHẦN BRAVOHR

BravoHR là ứng dụng di động đầu tiên về quản lý thông tin nhân sự và phúc lợi cho nhân viên. 

Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm những giá trị mà chúng tôi sẽ mang đến cho bạn tại BravoHR.

 

Địa chỉ

Tầng 9, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Điện thoại

028 6650 0602

028 6650 0612

Công ty Cổ phần BravoHR

Giấy CNĐKDN : 0315933842
Đăng ký lần đầu: 01/10/2019. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: 20/01/2020
Nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh