Mẫu bảng khảo sát mức độ gắn kết nhân viên

Có tỷ lệ nhân viên gắn kết cao luôn là vấn đề mà mọi tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh, mức độ gắn kết nhân viên của tổ chức ảnh hưởng đến tỷ lệ ở lại, năng suất tốt hơn và danh tiếng thương hiệu tốt hơn.

Để bắt đầu hành trình cải thiện mức độ gắn kết nhân viên bạn cần phải hiểu rõ tình trạng hiện tại trong tổ chức của mình. Đo lường mức độ gắn kết nhân viên là bước chân đầu tiên trong hành trình và là cơ sở để bạn thực hiện các thay đổi. Điều này có thể là một việc không đơn giản và khá thách thức vì mỗi doanh nghiệp sẽ có định nghĩa khác nhau về mức độ gắn kết. Tuy không mang đến kết quả chính xác nhưng khảo sát đo lường mức độ gắn kết nhân viên là phương pháp hữu hiệu nhất để bạn hiểu rõ nhu cầu thật sự và mức độ hài lòng của nhân viên để đưa ra các chiến lược phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm các cách khác để đo lường mức độ gắn kết nhân viên tại đây.

Những việc cần chuẩn bị trước khi thực hiện khảo sát mức độ gắn kết nhân viên

 Trước khi bắt đầu, dành thời gian để truyền thông nội bộ giúp nhân viên của bạn hiểu rõ lý do thực hiện khảo sát và những lợi ích mà họ nhận được. Nhân viên có xu hướng nghi ngờ  cuộc khảo sát và thường không trả lời trung thực làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của khảo sát. Nhân viên thường không tin rằng các khảo sát online qua hệ thống của công ty thực sự ẩn danh và việc trả lời trung thực sẽ khiến họ gặp rắc rối trong thực tế.

Bên cạnh việc giải tỏa nghi ngờ của nhân viên về cuộc khảo sát, các nghiên cứu cũng cho thấy 80% nhân viên muốn biết cách ra các quyết định của tổ chức. Việc giải thích rõ nguyên nhân và mục đích của cuộc khảo sát giúp họ thấy được họ cũng góp một phần trong sự thay đổi sắp tới. Đây là chìa khóa quan trọng thúc đẩy sự trung thực của mọi người khi tham gia khảo sát.

 Cho nhân viên thấy được mình là một phần của tiến trình thay đổi

15 câu hỏi nên có trong bảng khảo sát mức độ gắn kết nhân viên

Khi xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, cố gắng tránh các câu hỏi trả lời Có/không, thay vào đó hãy sử dụng các câu hỏi được trả lời theo thang đánh giá (hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý) và các câu hỏi mở.

Ngoài ra, đảm bảo rằng khảo sát diễn ra hoàn toàn ẩn danh và cố gắng hết sức để nhân viên hiểu và cảm thấy mình được bảo vệ danh tính khỏi cuộc khảo sát. Tham khảo giải pháp tiến hành khảo sát nhân viên nhanh chóng thông qua thiết bị di động trên ứng dụng gắn kết nhân viên của chúng tôi.

Như đã trình bày ở trên, tùy thuộc vào định nghĩa về gắn kết nhân viên của từng tổ chức và vấn đề muốn cải thiện, bảng câu hỏi khảo sát sẽ có sự thay đổi tương ứng. Dưới đây là 15 câu hỏi cơ bản phổ biến nhất thường có trong bảng khảo sát mức độ gắn kết nhân viên để bạn tham khảo.

1. Tôi dự định sẽ làm việc tại đây trong 5 năm tới

Đây là câu hỏi tuyệt vời để đánh giá chung liệu nhân viên của bạn cảm thấy như thế nào về tổ chức và khả năng họ thấy bản thân phát triển cùng với nó. Mặc dù câu hỏi này không hoàn toàn thể hiện được mức độ gắn kết của nhân viên, vì việc nhân viên lựa chọn ở lại hay ra đi còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như chế độ đãi ngộ, mức lương, sự ổn định, mối quan hệ với đồng nghiệp… Tuy nhiên, đây là câu hỏi khởi đầu tốt để bạn có cái nhìn tổng quát về cảm nhận của nhân viên đối với tổ chức. Các câu hỏi tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu được chi tiết hơn nhân viên của mình lại quyết định như vậy.

 2. Tôi hiểu rõ mục tiêu chiến lược của tổ chức

Câu hỏi này cho phép bạn đánh giá được liệu việc truyền thông nội bộ của tổ chức đã tốt hay chưa, liệu nhân viên của bạn có thực sự hiểu rõ về những giá trị mà tổ chức theo đuổi. Việc truyền thông nội bộ về mục tiêu và chiến lược của tổ chức giúp cũng giống như việc cho thành viên trên cùng một con tàu biết được hướng đi của con tàu, điều gì sẽ xảy ra phía trước và cách mà chúng ta sẽ vượt qua nó như thế nào. Khi mọi người càng hiểu rõ và càng đồng lòng, con tàu đi càng nhanh, ngược lại nếu mục tiêu chiến lược không được truyền thông rõ, mỗi người chèo về một hướng thì con tàu đi càng chậm.

 3. Tôi có thể dễ dàng nhận thấy được kết quả công việc của mình tác động như thế nào đến sự thành công của công ty.  

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thái độ của nhân viên ảnh hưởng đến năng suất của tổ chức. Thực tế, thái độ của nhân viên được nâng cao khi họ cảm thấy công việc của mình trực tiếp đóng góp vào thành công chung.

 4. Tôi luôn biết được mọi người mong mỏi gì đối với mục tiêu và kết quả công việc của mình.

Đây là một câu hỏi tuyệt vời để tìm hiểu xem nhân viên của bạn đánh giá công việc của họ như thế nào và liệu quản lý có truyền tải đúng thông điệp đến nhân viên về vai trò của họ.

 5. Mọi người trong công ty đoàn kết và hỗ trợ như cùng một đội.

Sự cạnh tranh lẫn nhau chỉ tốt khi sự cạnh tranh đó cùng hướng đến một mục tiêu chung là giúp sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức tốt hơn. Ngoài ra, biết cách bỏ qua sự khác biệt để cùng hướng đến mục tiêu chung là một yếu tố quan trọng để mang đến sự thành công của đội nhóm hay tổ chức. Nếu nhân viên của bạn cảm thấy có quá nhiều sự cạnh tranh và xung đột trong tổ chức thì có nghĩa là tổ chức của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

 6. Tôi yêu mến đồng nghiệp của mình và cảm thấy thoải mái khi làm việc chung.

Đây là câu hỏi giúp bạn dễ dàng tìm ra được liệu có bắt nạt hay quấy rối trong tổ chức của mình hay không hay nhân viên nào đang gặp khó khăn trong việc hội nhập và hợp tác với mọi người.

 7. Quản lý đánh giá đúng tiềm năng tối đa và điểm mạnh của tôi.

Bất cứ nhân viên nào cũng mong muốn được ghi nhận công sức của mình và kỳ vọng quản lý sẽ nhận ra tiềm năng của họ. Câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá được liệu nhân viên có cảm thấy đang nhận được sự ghi nhận đúng mực.

 Người lãnh đạo luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết và giữ lửa cho nhân viên của mình

 8. Tôi luôn cố gắng hết sức khi làm việc

Nếu hầu hết nhân viên không muốn cố gắng hết sức khi làm việc tại công ty nghĩa là bạn đang đối mặt với vấn đề thực sự nghiêm trọng.

 9. Tôi tự hào là một phần của tổ chức

Nhân viên là đại sứ thương hiệu, chuyên viên PR hay nhà tuyển dụng tốt nhất cho công ty của bạn. Đây là tài sản giá trị mà bạn có thể tận dụng trong quá trình phát triển. Khi nhân viên tự hào mình là một phần của công ty, họ sẽ tìm được nhân viên mới phù hợp thậm chí là khách hàng mới giúp bạn.

 10. Tôi ủng hộ và cam kết với sứ mệnh của tổ chức

Mỗi tổ chức đều có một sứ mệnh riêng, đây là kim chỉ nam để giúp tổ chức đạt được mục tiêu. Và thực tế cho thấy, không gì có sức mạnh gắn kết con người hơn niềm tin về một mục tiêu chung và trở thành một phần biến mục tiêu đó thành hiện thực.

 11. Tôi hiểu rõ và cam kết thực hiện các giá trị cốt lõi của công ty

Bạn có thể chuyển câu hỏi này thành câu hỏi mở và yêu cầu nhân viên của mình liệt kê các giá trị cốt lõi của công ty. Nếu bạn muốn thay đổi văn hóa doanh nghiệp thì đây là câu hỏi chắc chắn nên có trong bảng khảo sát.

 12. Tôi đồng ý và tin tưởng vào cách lãnh đạo thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.

Câu hỏi này giúp bạn so sánh được phương cách tiếp cận của mình so với mục tiêu đề ra của tổ chức và cách nhân viên cảm nhận có thực sự ăn khớp hay chưa. Nếu sứ mệnh và phương thức tiếp cận là cạnh tranh, năng động, sáng tạo và yêu cầu mọi người làm mọi cách để đạt được mục tiêu, thì nhân viên của bạn cũng cần có chung suy nghĩ và cách thức làm việc như vậy. Các nhân viên muốn làm việc theo lý thuyết sẽ không phải là con người lý tưởng cho tổ chức của bạn. Kết quả câu hỏi cũng thể hiện liệu bạn đã tuyển dụng các nhân viên phù hợp với tổ chức hay chưa.

 13. Đây là nơi lý tưởng để tôi phát triển con đường sự nghiệp của mình

Một trong những nhu cầu cơ bản của nhân viên là phát triển sự nghiệp lâu dài và đạt được thành tựu. Khi nhân viên cảm thấy có cơ hội phát triển con đường sự nghiệp của mình họ sẽ gắn bó lâu hơn với tổ chức.

 14. Tôi cảm thấy thử thách và thích thú đối với công việc của mình

Câu trả lời của nhân viên sẽ cho bạn biết thông tin liệu họ có thật sự yêu thích và cảm thấy có thể phát triển hơn khi làm việc. Nếu công việc mất đi tính thử thách và thích thú chứng minh nhân viên của bạn đang cảm thấy chán nản.

 15. Nếu bạn là chủ tịch của công ty, bạn sẽ quyết định thay đổi điều gì? (câu hỏi mở)

Đây là một câu hỏi quan trọng và thú vị của bảng khảo sát. Bạn có thể sẽ bất ngờ với những câu trả lời của nhân viên và chúng sẽ là gợi ý chính xác cho những điều bạn có thể thay đổi sau khi thực hiện khảo sát.

Bạn có thể download bảng khảo sát mức độ gắn kết nhân viên mẫu tại đây.

 Câu hỏi mẫu bảng khảo sát mức độ gắn kết nhân viên Làm gì sau khi thực hiện khảo sát mức độ gắn kết nhân viên?

Sau khi thực hiện khảo sát mức độ gắn kết nhân viên việc bạn cần hành động ngay là tổng hợp dữ liệu và công bố các kết quả quan trọng cho nhân viên. Việc này giúp nhân viên của bạn hiểu được tiếng nói của họ có giá trị, bạn thực sự quan tâm đến mức độ gắn kết nhân viên và mong muốn thay đổi.

Một cuộc họp chung để thảo luận các kế hoạch cần làm ngay và chiến lược lâu dài với nhân viên hoặc tổ chức các buổi nói chuyện 1-1 nếu tổ chức của bạn có quy mô nhỏ sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể cho các bước tiếp theo.

Cải thiện mức độ gắn kết nhân viên là một hành trình trong thời gian dài nhưng có những điều bạn có thể thay đổi ngay lập tức và nhận thấy được kết quả chỉ vài tuần sau đó quan trọng nhất là bạn thực sự muốn thay đổi và chấp nhận phá vỡ những lề thói cũ.

Tham khảo thêm về giải pháp ghi nhận và trao thưởng nhân viên trên thiết bị di động.

CÔNG TY CỔ PHẦN BRAVOHR

BravoHR là ứng dụng di động đầu tiên về quản lý thông tin nhân sự và phúc lợi cho nhân viên. 

Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm những giá trị mà chúng tôi sẽ mang đến cho bạn tại BravoHR.

 

Địa chỉ

Tầng 9, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Điện thoại

028 6650 0602

028 6650 0612

Công ty Cổ phần BravoHR

Giấy CNĐKDN : 0315933842
Đăng ký lần đầu: 01/10/2019. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: 20/01/2020
Nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh