Làm thế nào để truyền động lực cho nhân viên hiệu quả

Động lực không thể nghi ngờ là sức mạnh khủng khiếp dẫn đến thành công cả trong kinh doanh và cuộc sống. Đặc biệt là đối với vai trò quản lý, bạn không chỉ phải giữ động lực cho bản thân mà còn cần biết cách truyền động lực cho nhân viên của bạn.

Nhiệm vụ này càng thách thức hơn vì không phải lúc nào động lực cũng đến dễ dàng hay có sẵn. Để biết cách truyền động lực cho nhân viên của mình trước hết bạn cần hiểu động lực là gì và cách mà nó “vận hành”.

 

Tại sao truyền động lực cho nhân viên lại quan trọng?

Động lực là chìa khóa cho nhân viên thành công, nó có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự gắn kết của họ, hiệu suất làm việc và sự sáng tạo trong công việc. Truyền động lực là 1 trong 5 lĩnh vực thuộc trí tuệ cảm xúc, là chìa khóa của lãnh đạo và quản lý con người.

 5 lĩnh vực của trí tuệ cảm xúc mà một nhà lãnh đạo cần có
5 lĩnh vực của trí tuệ cảm xúc mà một nhà lãnh đạo cần có

Phần quan trọng của truyền động lực cho con người là hiểu được thứ gì điều khiển họ và câu trả lời là con người bị điều khiển bởi chính cảm xúc của mình. Chính vì vậy nắm bắt được cảm xúc của nhân viên (và của chính bạn) sẽ giúp bạn truyền động lực cho họ hiệu quả hơn.

Điều thú vị là khi động lực có thể làm gia tăng các yếu tố về mức độ gắn kết, sự sáng tạo, năng suất làm việc thì ngược lại các yếu tố này gia tăng cũng có thể thúc đẩy động lực của họ. Đó là một vòng tuần hoàn giữa các yếu tố.

 Mối liên hệ giữa động lực sự gắn kết, năng suất và sáng tạo
Mối liên hệ giữa động lực sự gắn kết, năng suất và sáng tạo

Tất cả những điều này ảnh hưởng không chỉ các yếu tố đầu vào (tham gia quá trình tạo ra sản phẩm) mà còn tác động đến các yếu tố đầu ra của công ty (các sản phẩm đã hoàn thiện). Chất lượng đầu vào càng cao dẫn đến sản phẩm đầu ra càng tốt, và tất cả bắt nguồn từ động lực trong chính nhân viên của bạn. Các nhân viên được truyền động lực tạo giá trị cực kỳ lớn đối với tổ chức bởi vì họ đặt hết tâm huyết vào công việc của mình và điều đó được thể hiện trên sản phẩm của họ.

Hãy tìm hiểu kỹ hơn về các loại động lực và cách mà chúng hoạt động…

 

Động lực ngoại vi và động lực nội tại

Nhìn chung, có hai loại động lực chính: động lực ngoại vi và động lực nội tại.

Hiểu một cách đơn giản, động lực ngoại vi là vật chất bên ngoài mà bạn có thể nhận được khi hoàn thành một nhiệm ví dụ như lương chẳng hạn. Trong khi đó động lực nội tại lại là suy nghĩ, cảm xúc hay các yếu tố vô hình khác khiến bạn hoàn thành nhiệm vụ như sự sáng tạo hay cam kết.

 Như đã nói trước đó, các nguồn động lực bên trọng cũng đi kèm với phần thưởng. Sự khác biệt giữa động lực ngoại vi và nội tại là cách mà phần thưởng liên quan đến nhiệm vụ. Khi phần thưởng không liên quan đến công việc của bạn là các động lực ngoại vi, còn phần thưởng bạn đồng thời được hình thành trong quá trình hoàn thành công việc là các động lực nội tại.

 Động lực ngoại vi và động lực nội tại
Động lực ngoại vi và động lực nội tại

Việc này cũng tương tự như khi trẻ em giúp việc nhà để có tiền tiêu vặt. Tiền tiêu vặt là phần thưởng bên ngoài vì nó không trực tiếp liên quan hay được rút ra khi hoàn thành nhiệm vụ là làm việc nhà.

Mặt khác, cũng là phụ giúp việc nhà nhưng đứa trẻ học được cách để nấu một món ăn hay ăn sản phẩm mà mình làm được lại là động lực nội tại vì đó là kết quả trực tiếp của nhiệm vụ nấu nướng mà đứa trẻ thực hiện.

Nếu động lực ngoại vi là phần thiết yếu khi làm việc (mọi người đều phải kiếm sống) thì động lực nội tại cũng cực kỳ quan trọng là động cơ để mọi người tạo ra được kết quả cao nhất.

Tầm quan trọng của động lực nội tại

Động lực nội tại có ảnh hưởng lớn đến mức độ gắn kết nhân viên và kết quả công việc hơn là động lực ngoại vi. Nghiên cứu của Harvard Business Review về chủ đề động lực bởi Yoon Jik Cho và James Perry chỉ ra rằng:

Sự gắn kết nhân viên bị ảnh hưởng bởi động lực nội tại cao gấp 3 lần so với động lực ngoại vi.

Khi nhân viên chỉ đơn giản là làm việc vì tiền lương, họ sẽ không có động lực để đạt được tiềm năng cao nhất của mình. Các động lực ngoại vi không chỉ ít hiệu quả hơn, Havard Business review còn trích dẫn phân tích bởi Edward Deci và cộng sự chỉ ra rằng các động lực ngoại vi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến động lực nội tại. Động lực nội tại của nhân viên sẽ giảm đi nếu họ được treo thưởng bằng các phần thưởng vật chất bên ngoài.

Ý chính: Đánh giá thường niên có thể khiến văn hóa phụ thuộc vào động lực ngoại vi chiếm ưu thế hơn. Bạn có thể hoàn toàn loại bỏ đánh giá thường niên nhân viên để nuôi dưỡng một môi trường văn hóa động lực nội tại hơn.

Đầu ra công việc được thể hiện ra của nhân viên là kết quả trực tiếp của những gì nhân viên đó tiếp nhận. Động lực nội tại hoàn toàn là cách mà nhân viên bạn phát triển, cả về mặt chuyên môn và cá nhân. Được truyền động lực tại nơi làm việc liên quan trực tiếp đến sự phát triển và động lực cá nhân. Đó là lý do tại sao để truyền động lực cho nhân viên, bạn cần sự hiểu biết sâu sắc về mong muốn của họ. Đây là lúc mà trí thông minh cảm xúc của bạn cần phát huy năng lực.

 Động lực nội tại ảnh hưởng đến nhân viên cao gấp 3 lần động lực ngoại vi
Động lực nội tại ảnh hưởng đến nhân viên cao gấp 3 lần động lực ngoại vi

Một vài nhiệm vụ chỉ đơn giản là mang đến động lực nội tại rõ ràng, giống như việc mà mọi người đơn giản tận hưởng hay những việc cho phép họ luyện tập và phát triển kỹ năng của mình.

Nhân viên cũng tự tạo động lực nội tại để làm những việc mà họ đam mê. Tin tưởng vào mục tiêu và sứ mệnh và tuân theo các giá trị cốt lõi của công ty là chìa khóa để tạo động lực và gắn kết nhân viên.

“Nhân viên mong muốn được gắn kết và truyền động lực, làm việc mà họ cảm thấy ý nghĩa và cống hiến nhiều nhất tài năng và thế mạnh của họ.”

– Báo cáo Gallup’s 2017

Tóm lại, động lực nội tại là việc cảm nhận được mục đích để làm việc. Nhân viên muốn được trở thành một phần của một tập thể lớn hơn. Đôi khi, nhiệm vụ có thể trở nên không hấp dẫn hay thậm chí không giá trị khi chúng không được nêu mục đích cụ thể. Biết được công việc của mình đóng góp như thế nào đến mục tiêu chung giúp nhân viên hiểu được tầm quan trọng của việc mình làm.

“Người lao động hiện đại muốn công việc có ý nghĩa. Họ muốn nhìn thấy rõ ràng vai trò của mình đóng góp những gì vào sự thành công của đội nhóm hay thậm chí toàn công ty. Khi nhân viên hiểu được mục đích chung, mức độ gắn kết của họ sẽ nhảy vọt.”

– Báo cáo Gallup’s 2017

Hiểu được tầm quan trọng của động lực nội tại có thể đơn giản nhưng để làm chủ nghệ thuật truyền động lực cho nhân viên có thể rất thách thức. Dưới đây là một số ý tưởng và bí quyết giúp bạn nâng cao tinh thần làm việc cho nhóm của mình.

Cách để truyền động lực làm việc cho nhân viên mỗi ngày

Đầu tiên và quan trọng nhất, nên hiểu rằng nhân viên của bạn muốn được truyền động lực và cảm hứng cho công việc hàng ngày của họ. Đó là lý do tại sao cần nuôi dưỡng động lực nội tại trong môi trường làm việc và văn hóa công ty.

Cùng tham khảo một số cách để thúc đẩy động lực nội tại cho nhân viên mỗi ngày:

1. Khuyến khích nhân viên chấp nhận rủi ro và vượt lên thất bại

Nếu bạn không thử, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được. Biến điều này thành tinh thần của cả nhóm và ủng hộ nhân viên thử cách tiếp cận hay tiến hành các dự án thử nghiệm mới. Cho phép nhân viên theo đuổi các thử thách mới và chấp nhận rủi ro cũng là cách giúp bạn xây dựng lòng tin. Rút ra bài học từ các thất bại và nhắc nhở nhân viên của bạn rằng “thất bại là mẹ thành công”.

2. Cho phép nhân viên đóng góp đặt mục tiêu công việc

Nhân viên muốn thấy vai trò của mình đóng góp được gì cho nhóm và mục tiêu chung của công ty nhưng điều này sẽ càng ý nghĩa hơn khi cho phép họ được tham gia vào việc đặt mục tiêu làm việc. Tập trung nhân viên để động não (brainstorm) và lên kế hoạch cho các mục tiêu lớn cũng như cho họ thấy được vai trò của bản thân trong tiến trình chung.

3. Cung cấp cơ hội để phát triển

Phát triển kỹ năng chuyên môn và cá nhân là một phần cực kỳ quan trọng của động lực nội tại, vì vậy hãy khuyến khích cả hai. Lập ra các buổi tọa đàm hay workshop hàng tháng do chính các nhân viên là người trình bày để chia sẻ các kinh nghiệm chuyên môn của mình hay thâm chí các sở thích cá nhân khác nhau để khuyến khích văn hóa học tập.

4. Ghi nhận các thành công dù nhỏ hay lớn

Công nhận một công việc được hoàn thành tốt có thể tiếp thêm động lực cho nhân viên của bạn cực kỳ ấn tượng. Hãy dành thời gian để ghi nhận khi nhân viên của bạn thành công cũng như khuyến khích nhân viên ghi nhận và khen tặng lẫn nhau dù chỉ đơn giản là trên Slack hay nhóm trò chuyện của công ty.

Tham khảo cách Bravo giúp bạn đơn giản hóa việc ghi nhận & khen thưởng nhân viên cũng như tăng hiệu quả giao tiếp nội bộ.

 

5. Nuôi dưỡng tình bạn giữa nhân viên với các hoạt động xây dựng đội nhóm (team building)

Xây dựng tinh thần đội nhóm luôn đồng hành với việc tăng thêm động lực cho nhân viên của bạn. Lên lịch cho các hoạt động xây dựng đội nhóm kết hợp giải trí nhưng vẫn hỗ trợ việc phối hợp lẫn nhau khi làm việc chẳng hạn như tham gia trò chơi thoát khỏi phòng kín,

 Truyền động lực cho nhân viên để giúp tổ chức phát triển
Truyền động lực cho nhân viên để giúp tổ chức phát triển

 

Cách để truyền động lực làm việc cho nhân viên trong một số trường hợp đặc biệt

Có thể bạn đã xây dựng một môi trường làm việc và văn hóa tràn đầy năng lượng và tinh thần cho nhân viên tuy nhiên đôi khi ngay cả nhân viên nhiệt huyết nhất cũng cần được lấy thêm tinh thần cho các nhiệm vụ đặc biệt (tiếp cận một thị trường hoàn toàn mới chẳng hạn). Đôi khi việc sốc lại tinh thần cho nhân viên chỉ đơn giản là kết nối lại nguồn động lực nội tại của họ với nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên có nhiều lý do khác nhau khiến nhân viên trở nên mất động lực, tùy thuộc vào nguyên nhân tại sao mà bạn cần có cách xử lý phù hợp.

1. Nếu nhân viên của bạn có tầm nhìn phiến diện

Đôi khi, nhân viên trở nên chán nản bởi chỉ tập trung vào một mục tiêu quá nhỏ mà quên mất mục tiêu chung hay họ cần được thay đổi góc nhìn đối với vấn đề. Nói chuyện với họ về tầm quan trọng của nhiệm vụ này và cách mà nó đóng góp đến mục tiêu chung của cả nhóm và công ty. Lên kế hoạch về bước tiếp theo cùng với nhân viên của bạn để họ nhìn rõ hơn về công việc cũng như có thêm niềm tin và mong đợi về những điều đạt được khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Nếu nhân viên của bạn cảm thấy thiếu kinh nghiệm

Một nhân viên có thể trở nên chán nản khi nhận nhiệm vụ mới vì nó hoàn toàn không nằm trong lĩnh vực vốn có của họ. Khi này, điều cần làm là cho họ thấy đây là cơ hội họ có thể học hỏi và phát triển. Giúp họ đón nhận nhiệm vụ như một cơ hội để phát triển và vươn rộng ra trong sự nghiệp. Tuy nhiên cũng nên cân nhắc đến liệu nhiệm vụ bạn giao có phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của nhân viên hay không?

3. Nếu nhân viên của bạn bị mắc kẹt

Nói cách khác, nếu công việc được giao là một nhiệm vụ lặp đi lặp lại hay tẻ nhạt, nhân viên của bạn sẽ dần dần cảm thấy chán nản, họ sẽ cần được nhắc nhở rằng tại sao công việc đó lại quan trọng. Cách bạn truyền tải điều này đến nhân viên tùy thuộc vào mục tiêu của công việc. Cho họ thấy các tác động tích cực mà công việc có thể mang lại cùng với thời gian đối với bên ngoài (công ty, khách hàng…) và đối với chính bản thân họ. Dùng số liệu liên quan đến công việc hoặc nhận xét từ khách hàng để họ nhận biết được tầm quan trọng công việc của mình.

 

Thời điểm cần sử dụng động lực ngoại vi

Khi bạn nhận thấy sự chán nản trong nhóm, bước đầu tiên cần thực hiện ngay là thử nâng cao động lực nội tại. Nếu nhân viên của bạn được lên tinh thần nhờ các động lực nội tại mỗi ngày, nguồn động lực đó sẽ khuyến khích họ tự giải quyết các công việc mà họ thất nhàn chán hay tẻ nhạt. Tuy nhiên, bất chấp sự cố gắng hết sức của họ, đôi khi nguồn động lực nội tại là không đủ để hoàn thành nhiệm vụ.

Ở phía trên, chúng ta biết rằng các giải thưởng vật chất có thể làm giảm động lực nội tại của nhân viên khi làm việc, tuy nhiên Havard Business Review cũng trích dẫn một phân tích khác của Judy Cameron và cộng sự cho thất đối với các công việc nhàm chán, giải thưởng vật chất có thể mang lại hiệu quả trong việc khuyến khích nhân viên làm việc. Vì vậy, khi các động lực nội tại không đủ để thúc đẩy nhân viên, các động lực vật chất là yếu tố cần thêm vào.

Giải thưởng vật chất cho một nhiệm vụ mà nhân viên của bạn không muốn làm sẽ thể hiện sự thông cảm của bạn với họ. Đây cũng là cách thể hiện bạn đánh giá cao nỗ lực mà họ bỏ ra.

Nhưng trên hết, nên nhớ rằng cần tránh giao tất cả các công việc tẻ nhạt cho một nhân viên. Chú ý trong việc phân nhiệ, xoay vòng để ai cũng góp phần hoàn thành công việc này.

Mặt khác, các công việc xảy ra đột xuất có thể được giao dựa trên khối lượng công việc và cân nhắc đến người đã nhận nhiệm vụ đột xuất trước đó là ai. Họ có thể tình nguyện nhận nhiệm vụ và nhận giải thưởng vật chất đi kèm. Điều này không chỉ tạo động lực cho nhân viên làm việc để nhận thưởng mà còn khuyến khích tinh thần tự nguyện của họ.

Bí quyết từ chuyên gia: Bạn có thể khiến động lực vật chất trở nên ý nghĩa hơn bằng cách trao cho nhân viên của bạn phần thưởng mang tính cá nhân hơn là chỉ thưởng thêm tiền. Lựa chọn phần thưởng vật chất theo sở thích cá nhân của nhân viên, tặng họ thẻ giảm giá tại nhà hàng yêu thích của họ, giảm giá khi mua sắm,…. Bất cứ thứ gì khiến họ cảm thấy được hiểu và quan tâm.

Tham khảo cách Bravo giúp bạn xây dựng chương trình tặng thưởng cá nhân hóa cho nhân viên.

CÔNG TY CỔ PHẦN BRAVOHR

BravoHR là ứng dụng di động đầu tiên về quản lý thông tin nhân sự và phúc lợi cho nhân viên. 

Hãy cùng chúng tôi trải nghiệm những giá trị mà chúng tôi sẽ mang đến cho bạn tại BravoHR.

 

Địa chỉ

Tầng 9, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Điện thoại

028 6650 0602

028 6650 0612

Công ty Cổ phần BravoHR

Giấy CNĐKDN : 0315933842
Đăng ký lần đầu: 01/10/2019. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: 20/01/2020
Nơi cấp: Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh